ebook dao tao va lam viec tu xa - vmptraining.com

15
E-LEARNING VÀ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN ACADEMY ® VMP

Transcript of ebook dao tao va lam viec tu xa - vmptraining.com

Page 1: ebook dao tao va lam viec tu xa - vmptraining.com

E-LEARNINGVÀ GIẢI PHÁP

HIỆU QUẢĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN

ACADEMY

® VMP

Page 2: ebook dao tao va lam viec tu xa - vmptraining.com

MỤC LỤC

1. WHAT Giới Thiệu 5 Xu Hướng E-Learning

Đào Tạo Trực Tuyến Theo Từng Bước Nhỏ (Microlearning)

Đào Tạo Qua Trò Chơi Điện Tử Ứng Dụng Hóa (Gamification)

Đào Tạo Qua Nền Tảng Ứng Dụng Điện Thoại (Mobile)

Đào Tạo Bằng Công Nghệ Thực Tế Ảo (Ar/Vr)

Đào Tạo Qua Mạng Xã Hội

2. HOW TOCách Tổ Chức Đào Tạo Trực Tuyến

05 Bước Thực Hiện Một Chương Trình E-Learning

04 Quy Tắc Vàng Để Doanh Nghiệp Xây Dựng Bài Giảng E-Learning Hiệu Quả

3. HOW TO GET BETTER!10 Vấn Đề Của Đào Tạo Trực Tuyến

08 Giải Pháp Cho Đào Tạo Trực Tuyến

Ứng Dụng “Tháp Mức Độ Tiếp Thu” Để Tối Ưu Hiệu Quả Đào Tạo

Xem Thêm: Tìm Hiểu Về Blended Learning

Page 3: ebook dao tao va lam viec tu xa - vmptraining.com

WHAT

GIỚI THIỆU 5 XU HƯỚNG E-LEARNINGTrong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, đào tạo thông qua internet dần dần trở thành xu hướng cần thiết cho mọi doanh nghiệp.Với việc công nghệ và kỹ thuật phát triển, phương pháp đào tạo trực tuyến đã và đang dần dần thay thế các phương pháp đào tạotruyền thống bởi những lợi ích và hiệu quả của nó mang lại. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xu hướng này nhé.

1. Micro LearningĐây là phương pháp chia khóa đào tạo thành những mô đum nhỏ

và kết hợp với phương pháp E-Learning. Ở Micro Learning, một mô

đum thường không kéo dài quá 7 phút và cung cấp cho người học

về một thông tin nhất định chứ không phải một chủ đề rộng như

các phương pháp khác. Các tệp thông tin cung cấp cho người học

có thể dưới dạng ảnh, video, file pdf,…Nhờ phương pháp này mà

người học có thể tiết kiệm nhiều thời gian nhưng vẫn có đủ những

kiến thức cần thiết.

Các đặc điểm nổi bật của phương pháp:

– Ngắn gọn

– Đúng trọng tâm

– Đa dạng

– Linh hoạt

2. GamificationĐây là phương pháp nhằm kết hợp các thành phần của game vào

quá trình đào tạo để tạo sự đổi mới cũng như kích thích sự tương tác

của người học. Phương pháp này có thể được xem là tương lai của

E-Learning vì lối đào tạo sáng tạo. Học viên thay vì tiếp xúc với các

slide trình chiếu, video,…nhàm chán, thay vào đó họ có thể tham

gia các trò chơi hấp dẫn mà vẫn có thể tiếp thu kiến thức.

Đặc điểm nổi bật của phương pháp:

Gamification đề cao tinh thần “vừa chơi vừa học”, tăng tính tương

tác và nâng cao hiệu quả đào tạo.

3. Học thông qua các thiết bị di độngTheo các khảo sát cho thấy, hầu hết sinh viên, người đi làm,… hầu

hết đều sở hữu cho mình một chiếc điện thoại thông minh. Đây là

thứ gần như không thể cách ly với mọi người vì sự tiện lợi và chúng

có thể gần như làm được mọi thứ. Nắm bắt được điều đó, các khóa

đào tạo online ngày càng được ra đời nhiều hơn để học viên có thể

học ở mọi lúc mọi nơi. Học viên không cần tốn thời gian đi đến các

buổi đào tạo, chỉ cần một thiết bị di động có kết nối mạng internet,

khóa học có thể được hoàn thành ở mọi lúc mọi nơi. Điều này đem

lại sự tiện lợi không thể chối cãi với học viên bởi vì họ vừa có thể tiết

kiệm rất nhiều thời gian và chi phí cho việc học, phương pháp này

còn phù hợp với những người vừa đi học vừa đi làm cũng như vì sự

cố nào đó không thể tiếp tục đi đến các khóa đào tạo.

4. Công nghệ thực tế ảoỨng dụng công nghệ thực tế ảo trong đào tạo là một tiến bộ vượt

bậc trong phương pháp giảng dạy. Thay vì học viên phải tiếp xúc với

những lý thuyết suông, thì giờ đây họ có thể trải nghiệm thực tế thông

qua các mô hình 3D. Điều này làm cho người học dễ ghi nhớ, dễ tiếp

thu kiến thức, thu hút sự tò mò và học hỏi của người học. Phương

pháp này hiệu quả hơn đào tạo truyền thống rất nhiều. Với công nghệ

này, học viên có thể vừa học lý thuyết, vừa thực hành gần như cùng

một lúc, tiết kiệm nhiều thời gian đào tạo. Không những thế, công

nghệ thực tế ảo dần dần được phổ thông hóa, cho nên doanh

nghiệp nếu muốn áp dụng phương pháp này cho việc đào tạo thì sẽ

không phải tốn nhiều chi phí như trước nữa.

5. Học tập thông qua mạng xã hộiVới phương pháp này, học viên sẽ chia sẻ những kiến thức mình có

được thông qua các trang mạng xã hội để mọi người có thể tiếp cận

cũng như các học viên khác đều làm điều tương tự. Dần dần phương

pháp này sẽ tạo nên một cộng đồng lớn, nơi mà chúng ta có thể trao

đổi thông tin, kiến thức với nhau, cùng nhau tranh luận về một vấn đề

nào đó. Nhờ vậy, người học có thể cải thiện kiến thức của mình, tăng

khả năng tương tác với mọi người cũng như có thêm nhiều mối quan

hệ mới.

GamificationHọc tập quamạng xã hội

Micro Learning

Công nghệ thực tế ảo Học thông quacác thiết bị di động

05 XU HƯỚNG MỚI TRONG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN

Page 4: ebook dao tao va lam viec tu xa - vmptraining.com

Khi việc đào tạo quá khó để tiếp thu và khiến người học nhàm chán, một cách học trong ngắn hạn là một giải pháptuyệt vời. Microlearning được tạo ra nhằm thay thế cách học truyền thống với khối lượng thời gian dài bằng một cáchhọc ngắn hạn nhưng vẫn đem đến sự hiệu quả. Hãy đọc qua bài viết này để hiểu Microlearning là hình thức học tậpgì? Và những mẹo để xây dựng nên Microlearning.

ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN THEO TỪNG BƯỚC NHỎ (MICROLEARNING)

Microlearning là gì?Microlearning là hình thức chia khóa đào tạo thành những mô đum

nhỏ và kết hợp với phương pháp E-Learning. Ở MicroLearning, một

mô đum thường không kéo dài (dưới 7 phút) và cung cấp cho người

học một thông tin nhất định chứ không phải hai chủ đề trở lên như

các phương pháp khác.

Hình thức học tập cũng rất đa dạng dưới các tệp thông tin cung

cấp cho người học có thể bằng dạng ảnh, video, file pdf,… Nhờ

các hình thức này, người học có thể tiết kiệm nhiều thời gian nhưng

vẫn tiếp nhận đủ những kiến thức cần thiết. Các đặc điểm nổi bật

của Microlearning khi sử dụng như ngắn gọn, đúng trọng tâm, đa

dạng, linh hoạt.

Dưới đây là 2 định nghĩa về Microlearning của những chuyên gia về

đào tạo nhân sự nhằm giúp ta có thể hiểu ngắn gọn khái niệm của

hình thức này:

“Microlearning là phương pháp học tập từ những nội dung được

chia thành từng đợt ngắn, từng mô đum phù hợp với từng cá nhân

và được lặp đi lặp lại theo thời gian để đảm bảo hiệu quả đào tạo.”

– Donald Taylor, Chủ tịch viện Nghiên cứu về Đào tạo và Công nghệ

Học tập.

“Nhỏ gọn nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ trải nghiệm của người học” –

Clark Quinn, chuyên gia tư vấn chiến lược công nghệ đào tạo.

Những lợi ích khi áp dụng MiroclearningGiảm chi phí đào tạoMột trong những lợi ích mà Microlearning mang lại cho các nhà đào

tạo đó là giảm chi phí như tiền thuê phòng, đi lại, ăn uống,… Chi phí

để tạo ra một khóa học có hình thức Microlearning thấp hơn nhiều

so với tạo ra đào tạo truyền thống.

Dễ dàng cập nhậtĐối với Microlearning trong trường hợp phải cập nhật chương trình

của mình, chúng ta có thể cập nhật nhanh chóng, vừa một lần nữa

chứng minh hình thức này có lợi về chi phí và không làm mất nhiều

thời gian để xử lý.

Đem đến sự linh hoạtKhi áp dụng Microlearning các khóa đào tạo có thể đem bất kỳ nội

dung học nào vào trong chương trình. Chúng ta có thể tạo ra các

khóa học cung cấp một cái nhìn tổng quan về một chủ đề hoặc

thậm chí tạo các chượng trình dành cho các chủ đề phức tạp.

Chia sẻ dễ dàngKích thước tệp nhỏ có nghĩa là mô đum có thể dễ dàng được chia sẻ

qua nhiều khu vực thậm chí trên toàn cầu. Điều này trái ngược với các

khóa học E - Learning truyền thống thường yêu cầu kích thước tệp lớn

(đặc biệt là video) rất khó khăn và mất nhiều thời gian để chia sẻ.

Học trong tập trạng vui vẻKhi áp dụng Microlearning, chúng ta có thể sử dụng thêm gamification,

một hình thức học tập dựa vào các trò chơi giúp việc học trở nên hấp

dẫn và thú vị hơn. Xây dựng chương trình học dựa theo cấu trúc trò

chơi bằng cách tận dụng sức mạnh tính toán hỗ trợ cảm ứng được

cung cấp bởi các thiết bị di động. Thêm điểm cho câu trả lời chính xác

trong thời gian nhanh nhất, cung cấp phản hồi cho những người học

đạt điểm cao cũng trở nên đơn giản hơn.

Những mẹo để xây dựng MicrolearningCố định cho nội dungKhi thực hiện Microlearning, chúng ta cần loại bỏ những thông tin dễ

nhận biết hoặc thiếu liên quan đến chủ đề. Chúng ta cần tránh những

kiến thức cơ bản và thông tin không cần thiết. Nên cung cấp cách để

người học thực hiện thế nào để áp dụng ngay khi tham gia. Hãy nhớ,

người học đang tìm kiếm giải pháp chỉ trong thời gian ngắn. Đừng cố

gắng làm theo các bước trong đào tạo truyền thống nơi mỗi khóa

học đều bao gồm phần giới thiệu, chi tiết, kết luận và bài thực hành.

Thiết kế ấn tượng và thân thiệnNgười học có một lượng thời gian giới hạn và điện thoại thông minh là

đồ vật gắn bó mật thiết với họ. Và rất có thể họ theo dõi các mô – đun

trên điện thoại. Chính vì vậy, chúng ta phải làm cho người học dễ dàng

tìm thấy thông tin họ đang tìm kiếm với các tính năng và thiết kế thân

thiện với người dùng để giảm thiểu thời gian tải.

Cá nhân hóaĐể thu hút và kết nối với người học, chúng ta cần suy nghĩ như họ. Sau

đó phải làm người học cảm giác đặc biệt bằng cách cho họ thấy

những gì mình mong muốn xuất hiện. Chúng ta thiết kế và đưa ra một

khung công nghệ cho phép người học khám phá, tìm kiếm và đưa ra

giải pháp cho họ.

Ví dụ cho phép người học bỏ qua các mô-đun mà họ không muốn

thực hiện. Khi áp dụng Microlearning tuyệt đối dừng ngay cách học

truyền thống. Microlearning yêu cầu chúng ta cho phép người học đi

theo hướng đi, tốc độ và thời gian của riêng họ.

Microlearning cung cấp cơ hội tiếp cận với người học mọi lúc mọi nơi

và đưa ra giải pháp theo cách họ có thể tiếp thu, xử lý và áp dụng.

Bằng cách cung cấp thông tin trong các mô-đun với kích thước vừa

phải, người học có thể dễ dàng vận dụng phương pháp hoặc kỹ năng

một cách hiệu quả nhất.

MICRO - LEARNINGMICRO - LEARNING

HIỆU QUẢ KHOA HỌC DỄ DÀNG

Page 5: ebook dao tao va lam viec tu xa - vmptraining.com

Trong khoảng thời gian từ 1 – 2 năm trở lại đây, Gamification (trò chơi hóa) đã và đang trở thành một xu hướng được nhiều cá nhântin dùng trong hàng loạt lĩnh vực khác nhau từ thiết kế sản phẩm, marketing cho đến giáo dục. Với những thành công trước đó củamình, Gamification – xu hướng học trực tuyến trong năm 2020 sẽ tiếp tục trở thành hình thức E – learning được nhiều người đón nhậnhơn nữa. Vậy Gamification là gì? Tại sao lại được sự đón nhận của mọi người? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.Gamification là gì?

ĐÀO TẠO QUA TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG HÓA (GAMIFICATION)

các mảnh ghép, thông tin, v.v … Hành động được dùng để thu hút

người học ngay lập tức.

#3 Thử tháchMỗi người đều có cảm giác vui sướng, phấn khích khi vượt qua một

thử thách nào đó. Điều này có sẵn trong “huyết quản” của con người

và đó là lý do tại sao các nhà phát triển muốn thúc đẩy mong muốn

bẩm sinh này bằng cách tạo ra thách thức ở các màn chơi.

#4 Rủi roMột trò chơi không có mang tính rủi ro sẽ dẫn đến sự nhàm chán. Một

trò chơi luôn hấp dẫn nếu có nguy cơ mất “mạng sống”, phải bắt đầu

lại hoặc mất tất cả các vật phẩm thu thập được chỉ vì tính sai bước

đi. Những rủi ro, thách thức đầu tiên sẽ giúp cho người học về sau sẽ

cải thiện khả năng tập trung và nhanh nhẹn trong xử lý tình huống.

#5 Nội dung cảm xúcKhông giống với những mô đum học tập khác, nội dung của

Gamification mang đến cho người học những trạng thái cảm xúc đa

dạng vui vẻ – buồn bả, phấn khích – thất vọng,…. Nói tóm lại,

Gamification mang lại khía cạnh cảm xúc quý chân thực nhất của

con người.

#6 Cạnh tranhVới sự xuất hiện của bảng xếp hạng, người học có động lực để thúc

đẩy bản thân cạnh tranh lẫn nhau trong khi thực hành các kỹ năng

và cải thiện việc học tập của họ. Người học sẽ cảm thấy phấn khởi

khi thấy tên mình đứng đầu bảng xếp hạng.

Lợi ích Gamification mang lại#1 Cải thiện khả năng lưu trữ kiến thứcKhi ứng dụng Gamifiaction vào trong học trực tuyến, chúng cung cấp

một môi trường học tập hiệu quả và giúp người học thực hành các

tình huống, thách thức trong cuộc sống thực trong một môi trường an

toàn. Điều này dẫn đến trải nghiệm học tập gắn kết hơn, tạo điều

kiện duy trì kiến thức lâu hơn.

#2 Phản hồi ngay lập tứcKhi học với Gamifiaction, chúng cung cấp thông tin phản hồi ngay

lập tức để người học biết những gì họ biết hoặc những gì mình cần

phải biết. Điều này cũng tạo điều kiện cho người học cảm giác thích

thú với những điều diễn ra tiếp theo.

#3 Thích ứng với thời đại sốChúng ta đang sống trong một thế giới được xây dựng bởi công nghệ.

Gần như không thể tưởng tượng được một công việc mà không có

món đồ công nghệ nào hỗ trợ. Gamification là cơ hội hoàn hảo để

làm quen với các thách thức ảo, kịch bản tương tác, lướt Internet.

Học tập dựa trên trò chơi cung cấp các công cụ cần thiết để thích

ứng và nắm bắt các công nghệ mới.

Với hướng tiếp cận “Học mà chơi, chơi mà học”, Gamification đã

làm quy trình số hóa nội dung trở nên đơn giản hơn bao giờ hết cho

cả người áp dụng và học viên, bài giảng trực tuyến cũng sinh động,

thu hút hơn rất nhiều.

Hiểu một cách đơn giản, Gamification là việc ứng những quy luật,

nguyên lý của game (kỹ thuật, cách thức, luật chơi và những yếu

tố khác…) với mục đích nhằm gây sự thích thú và người tham gia sẽ

tương tác nhiều hơn.

Gamification đặt yếu tố cảm xúc của người học lên hàng đầu.

Gamification là một hình thức học tập trung vào con người

(Human-focused design) thay vì hướng đến các tính năng

(Function-focused design) nhằm tận dụng tối đa phấn khích của

người tham gia.

Thông thường các hình thức học sẽ chú tâm vào phần tính năng,

cốt để giải quyết xong một vấn đề mà không quá để ý tới yếu tố

cảm xúc của người tham gia. Thay vào đó, với việc xây dựng lấy

yếu tố cảm xúc con người làm trung tâm, chúng ta có thể đánh

thẳng vào mạch tư duy, động lực để “quyến rũ” được người học ở

mức độ cao nhất.

Chính vì thế khi tập trung vào cảm xúc của người học, chúng ta

cần học những cơ chế, quy định trong game. Lý do rất đơn giản là

bởi từ trước đến nay game vốn dĩ được tạo ra nhằm mục đích để

giải trí và nó đã trở thành một “bậc thầy” trong việc dẫn dắt

cảm xúc của người tham gia.

Những yếu tố hàng đầu để tạo Gamification hấp dẫnNhững yếu tố hàng đầu sau đây thường được những nhà thiết kế

lựa chọn để tạo ra Gamification hấp dẫn đến người tham gia.

Chúng sẽ giúp thúc đẩy người tham gia giải quyết một vấn đề; một

kỹ năng quan trọng cần thiết.

#1 Bí ẩnĐây là một yếu tố đòi hỏi người tham gia phải đi tìm và giải mã

những câu hỏi, thử thách. Ví dụ: tìm một chìa khóa để mở cho một

cánh cửa bí ẩn

#2 Hành độngHầu như trong mọi trò chơi, người tham gia phải ngay lập tức bắt

đầu bằng một hành động. Các hành động buộc người học phải

thực hiện một động thái. Ví dụ như tra bản đồ, tìm nơi trú ẩn, thu thập

GAMIFICATIONXU HƯỚNNG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN NĂM 2020

START

Page 6: ebook dao tao va lam viec tu xa - vmptraining.com

Đối với người học ngày nay, họ không thể phân bổ thời gian đến các trung tâm đào tạo và tiếp thu trong lớp học, việc ra đời hình thứchọc tập thông qua các thiết bị là một giải pháp tuyệt vời. Mobile learning là một hình thức đào tạo từ xa cho phép người học sử dụngthiết bị di động của họ theo cách mình muốn. Trong bài đăng này, VMP Academy sẽ đề cập đến việc học tập trên thiết bị di động làgì? Cùng với những hữu ích mà hình thức này tác động đến quá trình học của người tham gia.

ĐÀO TẠO QUA NỀN TẢNG ỨNG DỤNG ĐIỆN THOẠI (MOBILE)

hơn là viết ra giấy. Nhiều nhân viên sẽ vui vẻ tham gia các khóa đào

tạo trực tuyến hơn là ngồi trong phòng và hành động như học sinh,

sinh viên.

Ngoài sự tiện lợi, một lý do quan trọng đằng sau việc học tập trên

điện thoại được ưa thích rộng rãi là thế giới ngày nay hoàn toàn được

“thống trị” bằng công nghệ và điều này mang lại cho mọi người sự

thoải mái trong các tương tác.

Công dụng của e-learning trong đào tạoTạo tài liệu học tập di độngCách dễ nhất để đào tạo và học thông qua thiết bị di động là phát

triển tài liệu hoặc nội dung. Nội dung có thể xuất hiện bằng rất nhiều

hình thức từ video, âm thanh đến văn bản và infographics. Người học

có thể được giao bài tập để hoàn thành sau khi tiếp thu nội dung.

Trao đổi trong quá trình họcĐối với những giảng viên và người học thích tương tác thì thiết bị di

động là lựa chọn tốt nhất. Hình thức này khuyến khích người học đặt

câu hỏi và thảo luận các chủ đề trên các diễn đàn trực tuyến.

Hình thức này cũng có thể đi theo hướng khác, khi giảng viên đặt

câu hỏi và người học trả lời bằng cách sử dụng thiết bị của họ hoặc

giao tiếp trên một diễn đàn trực tuyến. Hình thức này đặc biệt được

khuyến khích khi giảng viên đào tạo một số lượng lớn người học.

Học đồng bộTrong một môi trường đồng bộ, người học và giảng viên có thể giao

tiếp trong thời gian thực. Cách này được ưa thích hơn khi cả hai bên

coi trọng việc phản hồi và tương tác. Cả phản hồi và tương tác trong

thời gian thực với người học đều có tác động lớn đến việc học tập

chung.

Với hình thức học tập di động, chúng sẽ đem lại cảm giác tiện lợi cho

người học. Người học có thể học ở bất cứ nơi nào và thời điểm nào

mà mình muốn. Tất cả các tài liệu học tập luôn luôn có thể truy cập

24/7 cho tất cả mọi người. Đây là hình thức học đem lại môt cảm

giác không bị giới hạn hay gò bó về thời gian của người học vốn dĩ

luôn có lịch trình công việc bận rộn.

Mobile Learning là gì?Học tập trên thiết bị di động (Mobile learning hoặc m-learning) là

hình thức học tập bằng các thiết bị di động (máy tính bảng và điện

thoại thông minh) để có được tài liệu thông qua những ứng dụng di

động, tương tác xã hội và trung tâm giáo dục trực tuyến. Hình thức

học này tạo cho người tham gia lựa chọn thời gian linh hoạt, tiếp

cận nội dung mọi lúc, mọi nơi.

Ngày nay, m-Learning đã trở thành một phương pháp học tập toàn

cầu hóa. Hình thức này đã trở dần nên phổ biến ở các khu vực trên

khắp thế giới bao gồm Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ,…

Lợi ích của học tập trên di độngMọi lúc, mọi nơiVới học tập trên thiết bị di động, chúng ta có thể học với niềm vui

từ nhà hoặc bất cứ nơi nào khác mà bản thân cảm thấy thoải mái

để tiếp thu. Chúng ta không cần phải ngồi dậy và giao tiếp giảng

viên giống như các lớp học thông thường. Thay vào đó, chúng ta

chỉ cần nằm xuống và xem/ nghe một bài giảng. Không khác gì

xem phim, ngoại trừ việc chúng nhằm mục đích tiếp nhận kiến thức

thay vì giải trí.

Sự đa dạng thông tin kiến thứcVới hình thức học m-Learning, giảng viên có thể thêm video, âm

thanh, hình ảnh và các kiểu văn bản khác nhau để làm cho nội

dung chương trình trở nên thú vị. Những nguồn kiến thức này làm

cho chương trình được người học tiếp nhận một cách vui vẻ và thu

hút hơn

Dễ dàng tiếp cận với chất lượng giáo dụcM-learning cho phép người học từ khắp nơi trên thế giới học cùng

nhau, không cần ai phải lo lắng về việc chênh lệch các nền giáo

dục với nhau. Người học ở những nước chưa có nền giáo dục đạt

hiệu quả vẫn dễ dàng tiếp cận với nền giáo dục chất lượng mà

không phải chi tiêu một chút cho việc đi lại và các chi phí khác.

Phấn khởi khi tham giaNgười học ngày nay có xu hướng thích học trên thiết bị kỹ thuật số

MOBILE LEARNINGMOBILE LEARNINGMÔ HÌNH HỌC TẬP MỌI LÚC MỌI NƠI

Page 7: ebook dao tao va lam viec tu xa - vmptraining.com

Thực tế tăng cường (AR) hiện nay đã có một chỗ đứng nhất định trong nền công nghiệp e-Learning. Rất nhiều nền tảng e-Learningcung cấp cho các lớp học mà giảng viên dạy với sự trợ giúp của hoạt hình thay vì powerpoint tĩnh trước kia. Khái niệm học một chiềuđang dần lùi về phía sau, thay vào đó là sự thịnh hành của tương tác song phương. Sau đây là ứng dụng thực tế tăng cường trongđào tạo trực tuyến:

ĐÀO TẠO BẰNG CÔNG NGHỆ THỰC TẾ ẢO (AR/VR)

đặt camera điện thoại thông minh trước sách giáo khoa và xem hình

ảnh 2D biến thành hoạt hình 3D.

Những lợi ích khi sử dụng AR trong việc học tậpHình dung trở nên dễ dàng hơnKhi học, tưởng tượng được những kiến thức có vai trò vô cùng quan

trọng. Nhưng không nhiều người có thể hình dung những thứ mà họ

đang học. Đây là một trong những lý do chính tại sao người học

thường xao nhãng và thờ ơ trong lớp. Mặc dù e-Learning đã được

giới thiệu từ nhiều năm trước, nhưng chúng vẫn không thu hút được

nhiều người học.

Bằng cách sử dụng thực tế tăng cường, người học có thể dễ dàng

nhìn thấy những hình ảnh 3 chiều mà họ phải tưởng tượng. AR thật sự

đã giúp cho người học khả năng tưởng tượng mà còn cho sự phát

triển chung về tư duy của họ.

Gia tăng sự hứng thúNgười học không thích học vì thiếu tò mò. Thiếu tò mò là vì họ không

thể tưởng tượng được điều mình học. Bây giờ, khi có thể hình dung ra

những điều mình học, sự tò mò sẽ trở lại và họ bắt đầu có hứng thú

tham gia vào chương trình học. Với AR, người học không chỉ có thể

đọc mà còn có thể sống trong tài liệu, nội dung học.

Tuy đây là một phát minh đột phá, nhưng nó cũng có một nhược

điểm. Một khi người học quen với công nghệ này, trí tượng tưởng của

họ “sống” nhờ AR thay vì tự mình hình dung ra.

Xóa bỏ rào cản ngôn ngữAR đại diện cho một thứ ngôn ngữ, đó là hình ảnh. Một loại ngôn ngữ

chúng ta đều hiểu. Sử dụng thực tế tăng cường giúp chúng ta tạo ra

các chương trình học trên toàn cầu, nơi ngay cả người mù chữ cũng

có thể tham gia và học một số khái niệm căn bản.

Chúng ta cần phải nói lời tạm với cách học truyền thống. Thực tế mở

rộng giúp cho người học gia tăng khả năng tưởng tượng, tính sáng

tạo, mặc dù chi phí đôi khi có thể cao hơn. Giảng viên có thể thu hút

sự chú ý của người học và thúc đẩy họ tốt hơn.

Đồng thời, người học để hình dung nội dung và cấu trúc phức tạp

của chương trình học. Cũng như có được các kỹ năng thực tế. AR có

thể mang lại cho ngành giáo dục những sự thay đổi nhanh hơn nữa

trong tương lai.

Khám phá vai trò của thực tế ảo và tăng cường trong ngànhgiáo dụcTrong những năm vừa qua ngành giáo dục đã có những bước cải

tiến, cả về hình thức đào tạo. Tuy nhiên, đã có khoảng thời gian

công cuộc thay đổi đã bị dừng lại. Trong khoảng thời gian ấy, công

cụ chính được sử dụng trong ngành giáo dục là PowerPoint.

Cho đến khi thực tế ảo (VR – Virtual Reality) và tăng cường (AR –

Augmented Reality) được ra đời. Những công nghệ mới này không

giới hạn ở bất kỳ nhóm tuổi người học cụ thể nào. Với sự trợ giúp

của VR và AR các trường tiểu học cho đến khối đại học, cao đẳng

và những lớp đào tạo kỹ năng đang dần thay đổi phương pháp

giảng dạy truyền thống của mình. Thực tế ảo và tăng cường đang

cách mạng hóa cách giảng viên dạy và phương án tiếp nhận kiến

thức của học sinh.

Trong những phần tới đây của bài viết, chúng ta chỉ đến với AR thực

sự là công nghệ gì? Vai trò của chúng cho ngành giáo dục? Và

những lợi ích khi sử dụng AR trong việc học tập?

AR – thực tế tăng cường là gì?AR sử dụng môi trường xung quanh và phủ lên hình ảnh động hoặc

bất kỳ dạng thông tin nào trên đó. Về mặt kỹ thuật, chúng bổ sung

thêm vào thực tế. Một trong những lợi ích lớn nhất của phát triển

ứng dụng thực tế Augmented là nó không cần bất kỳ thiết bị chuyên

dụng nào để hiển thị. Chỉ cần máy tỉnh bảng hoặc điện thoại thông

minh, chúng đã có thể sử được AR. Chính vì lẽ đó AR có mức đầu tư

ít tốn kém hơn so với VR.

Vai trò của thực tế tăng cường trong giáo dục“Một bức tranh đáng giá ngàn lời nói”AR sẽ giúp câu nói trên trở thành hiện thực với người học. AR sẽ

phác họa ra một bức tranh lớn giúp người học có thể hiểu rõ hơn và

biết sâu sắc về chủ đề. Đồng thời, AR cung cấp trải nghiệm tương

tác, giúp người học hào hứng và thích thú với việc học.

Một trong những lợi ích quan trọng nhất mà AR đem lại đó là công

nghệ này không yêu cầu bất kỳ chi phí nào liên quan đến phần

thiết bị. Chúng ta có thể trải nghiệm thực tế Augmented bằng điện

thoại thông minh hoặc máy tính bảng của mình. Ví dụ, AR cho phép

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

THỰC TẾ TĂNG CƯỜNGTRONG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN

Page 8: ebook dao tao va lam viec tu xa - vmptraining.com

Mạng xã hội đã trở thành một phần trong cuộc sống chúng ta. Mạng xã hội ảnh hưởng đến cách chúng ta sống, cách chúng ta làmviệc và bây giờ là cách chúng ta học tập. Hiện nay ngày càng có nhiều giảng viên kết hợp mạng xã hội vào chương trình dạy để thuhút người học. Nói tóm lại, học thông qua mạng xã hội đang định hình và ảnh hưởng đến cách chúng ta học tập và tương tác.

ĐÀO TẠO QUA MẠNG XÃ HỘI

Học thông qua mạng xã hội là gì?Đến với hình thức này, người học chia sẻ những kiến thức có được

thông qua các trang mạng xã hội để nhiều cá nhân khác có thể

tiếp thu. Theo thời gian, phương pháp này tạo nên một cộng đồng

lớn, nơi mà chúng ta có thể trao đổi thông tin, kiến thức, cùng nhau

tranh luận về một vấn đề nào đó. Nhờ vậy, người học có thể cải

thiện kiến thức của mình, tăng khả năng tương tác với mọi người

cũng như có thêm nhiều mối quan hệ mới.

Ưu điểm của mạng xã hộiMạng xã hội có thể mang lại lợi ích cho người học và giúp lấp đầy

những khoảng trống kiến thức nếu được sử dụng một cách an toàn

và phù hợp. Dưới đây là một số ưu điểm của mạng xã hội để giúp

người học đạt hiệu quả cao trong quá trình học tập

Một thế giới mởMạng xã hội là một thế giới mở, là nơi khuyến khích chia sẻ thông

tin, có nghĩa người học được đẩy nhanh sự phát triển của quá trình

sáng tạo, mạch tư duy và giao tiếp theo những cách nhất định khi

sử dụng.

Mạng xã hội hỗ trợ người học tự định hướng, tìm kiếm câu trả lời và

đưa ra quyết định một cách chủ động và độc lập. Khi được củng

cố trong môi trường lớp học, người học được hướng dẫn và cải tiến

để tạo ra kết quả tốt hơn. Mạng xã hội cho phép người học tự do

hơn để kết nối ngoài lớp học trực tiếp. Điều đó có nghĩa cho dù ở

bất cứ đâu, người học cũng có thể kết nối và tiếp cận với những

kiến thức, chương trình học chất lượng.

Gia tăng sự tích cựcMạng xã hội có thể định hình và trình bày thông tin theo cách có ý

nghĩa giúp kích thích người học hơn các công cụ truyền thống, cho

dù đó là một bài viết được chia sẻ với chức năng bình luận, phát

trực tiếp một sự kiện quan trọng hay khảo sát liên quan đến tài liệu

khóa học.

Hơn nữa, chia sẻ kiến thức với người học khác, thúc đẩy sự tham gia

sâu hơn và hiệu suất tốt hơn từ mọi người. Nếu người học tương tác

lẫn nhau với các tài liệu khóa học trên những mang xã hội, cùng

nhau họ có thể nỗ lực nhiều hơn tham gia các chương trình đào tạo.

Những lợi ích mà khi học tập thông qua mạng xã hộiKết nối và tương tácƯu điểm lớn nhất của mạng xã hội là giúp người dùng kết nối và giao

tiếp tốt hơn. Người học có thể kết nối với nhiều người tại bất kỳ thời

điểm nào. Người học có thể sử dụng điện thoại thông minh, máy tính

và họ có thể trao đổi qua việc đặt câu hỏi, gọi điện thoại hoặc video.

Nếu người học gặp những khó khăn, vấn đề trong công việc, họ luôn

có thể giao tiếp với mọi người hoặc giảng viên. Người học hoàn toàn

có thể tự chủ động gặp giảng viên.

Tìm kiếm kiến thức, thông tin nhanh chóngMạng xã hội hoặc trang website có thể cung cấp nhiều thông tin

hữu ích cho người học. Thông qua các nguồn tin tức trên mạng xã

hội (cần có sự minh bạch và các nguồn cung cấp uy tín), người học

có thể tìm thấy thông tin mình tìm kiếm một cách nhanh chóng

Lợi ích giáo dục mà mạng xã hội mang lại giúp người học tìm kiếm,

tiếp nhận những kiến thức quan trọng và học các khái niệm nhất

định với hiệu quả tuyệt vời giúp họ giải quyết được vấn đề của mình.

Mạng xã hội luôn cập nhật và chứa đựng những thông tin mới nhất

về các chủ đề khác nhau. Mạng xã hội như một Wikipedia cho

người học ngày này. Chúng ta đang được chứng kiến một kỷ nguyên

học tập thông qua mạng xã hội

Trải nghiệm học từ xaCó nhiều trường hợp người học cách xa địa lý hoặc gò bó thời gian

không thể tham dự các lớp học trực tiếp. Với sự trợ giúp của công

nghệ cùng mạng xã hội, giảng viên có thể thu hút người học thông

qua các chương trình đào tạo từ xa.

Trong tương lai gần, mạng xã hội sẽ trở thành một phần không thể

tách rời trong hệ thống giáo dục hiện đại.

Nếu được sử dụng đúng, mạng xã hội có thể ảnh hưởng tích cực đến

mỗi cá nhân và nâng cao khả tiếp thu kiến thức trong lớp học. Kết

hợp mạng xã hội vào một môi trường đào tạo truyền thống có thể

mở rộng sự tự do sáng tạo của người học và khuyến khích họ làm

việc chăm chỉ và tham gia nhiều hơn.

SOCIAL NETWORK

“WIKIPEDIA”

Page 9: ebook dao tao va lam viec tu xa - vmptraining.com

HOW TO

05 BƯỚC THỰC HIỆN MỘT CHƯƠNG TRÌNH E-LEARNINGTrong bối cảnh hiện nay, công nghệ – kỹ thuật đã tham gia vào hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Giáo dục đào tạo là một trongnhững lĩnh vực luôn được áp dụng những tiễn bộ về công nghệ. Việc ứng dụng công nghệ cao vào quá trình đào tạo không nhữnggiúp gia tăng hiệu quả đào tạo mà còn tiết kiệm cho doanh nghiệp nhiều chi phí. Một trong những nền tảng hiệu quả trong đào tạoonline được nhiều doanh nghiệp tin dùng chính là E-Learning. Vậy bạn có biết 5 bước thực hiện chương trình E-Learning hiệu quả?Hãy cùng chúng tìm hiểu nhé.

1. Phải xác định rõ kiến thức và mục tiêu của bài giảngĐây là một trong những bước cực kì quan trọng. Ở bước này, Trainer

phải nghiên cứu thật kĩ giáo trình cũng như các tài liệu tham khảo

nhằm đưa ra nội dung chính của bài giảng. Mục tiêu lớn nhất của

buổi đào tạo là học viên sẽ nhận được kiến thức gì, sẽ đạt được gì

sau khi được training. Người đào tạo còn có nhiệm vụ phải xác định

những kiến thức cần có của bài giảng, những kiến thức phải được

chắc lọc kĩ càng và sắp xếp một cách logic cũng như có khoa học

để học viên dễ dàng tiếp cận và mang lại hiệu quả cao.

2. Tìm kiếm thêm tư liệu phục vụ bài giảngNguồn tư liệu này có thể được tìm thấy thông qua internet hoặc một

công cụ giảng dạy nào đó. Tư liệu để phục vụ bài giảng có thể là

đồ họa tự thiết kế, video, hình ảnh, âm nhạc,… tùy vào nội dung bài

giảng sẽ có những định dạng phù hợp.

Sau khi tìm được tư liệu, chúng ta cần xử lý các tệp tin để chất lượng

về hình ảnh, âm thanh được nâng cao. Chúng ta cần xem xét kĩ nội

dung các tệp thu được có phù hợp với bài giảng hay không, có

thuần phong mỹ tục hay không.

Sau khi sàng lọc tư liệu, chúng ta cần sắp xếp và hệ thống các tệp

tin và bài giảng vào các thư mục sao cho logic, hợp lý. Việc này sẽ

giúp chúng ta nhanh chóng tìm được tư liệu cần thiết cho buổi

đào tạo.

3. Xây dựng kịch bản đào tạoTrainer cần lên kế hoạch chi tiết cho buổi đào tạo, hãy chắc chắn

rằng mình tuân thủ đúng những nguyên tắc về nội dung, kỹ thuật

đào tạo, đảm bảo mục tiêu khóa đào tạo được truyền đạt đến học

viên. Ngoài ra cần xây dựng thêm những câu hỏi nhỏ, những trò

chơi cũng như bài tập để tăng sự tương tác của học viên.

4. Số hóa kịch bản bằng các công cụ phù hợpHiện tại có rất nhiều công cụ để hỗ trợ việc này, tùy thuộc vào nhu

cầu, trình độ cũng như kinh phí sẽ có những công cụ phù hợp. Các

công cụ nổi tiếng có thể kể đến như:

Adobe Presenter

Lecture Marker

iSpring

Adobe Presenter

Tuy nhiên, công cụ được các nhà đào tạo tin dùng nhất chính là

Adobe Presenter. Đây là ứng dụng có nhiều công cụ hỗ trợ cho việc

đào tạo diễn ra suông sẻ. Ngoài ra ứng dụng này còn có tính năng

tích hợp Powerpoint nên việc đào tạo sẽ trở nên dễ dàng và nhẹ

nhàng hơn.

Sau khi lựa chọn công cụ phù hợp, trainer thực hiện số hóa bài giảng

thông qua các bước sau:

Xây dựng bài giảng bằng Powerpoint

Quay video, ghi âm bài giảng

Edit video bài giảng

Sử dụng công cụ đã chọn trước đó để đồng bộ bài giảng

5. Chạy thử chương trình, kiểm tra lỗi, xuất bảnỞ bước này sẽ do nhóm kĩ thuật đảm nhiệm. Các bước cần làm là:

Chạy chương trình

Kiểm tra lỗi

Sửa lỗi

Xuất bản

Hy vọng sau 5 bước thực hiện E-learning này, chúng ta đã có một

sản phẩm đào tạo hoàn chỉnh để cung cấp ra thị trường. Trong các

bước trên, nhà đào tạo có thể phối hợp với nhóm kĩ thuật để gia tăng

chất lượng cũng như hiệu suất làm việc.

05 BƯỚC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH E-LEARNING CHUYÊN NGHIỆP

33. Xây dựng kịch bản

11. Xác định nội dung và mục tiêu

22. Tìm kiếm Casestudy cụ thể

55. Chạy thử và check lỗi

44. Số hóa kịch bản

Page 10: ebook dao tao va lam viec tu xa - vmptraining.com

Với vị thế dẫn đầu trong xu hướng đạo tạo trực tuyến hiện nay, E-Learning đã và đang dần dần khẳng định tên tuổi của mình tronglĩnh vực đào tạo nhân sự. Nhận ra điều đó, không ít các doanh nghiệp đã đầu tư vào mô hình này. Tuy nhiên không phải ai cũng cóthể thiết kế một bài giảng hiệu quả và dẫn đến tình trạng doanh nghiệp “đầu tư chứ không thấy lợi ích”. Để khắc phục điều đó, hãycùng chúng tôi tìm hiểu 4 nguyên tắc vàng E-Learning để xây dựng một bài giảng hiệu quả.

4 QUY TẮC VÀNG ĐỂ DOANH NGHIỆPXÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING HIỆU QUẢ

khó đạt hiệu quả cao trong việc đào tạo nhân viên.

3. Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệmĐể bài giảng được hoàn thiện và chính xác hơn, doanh nghiệp cần

phải tham khảo thêm ý kiến từ những người có kinh nghiệm trong lĩnh

vực. Một cá nhân chắc chắn hiệu quả làm việc sẽ không bằng một

tập thể. Ở kiến thức cũng vậy, những lời khuyên từ người có kinh

nghiệm sẽ là nguồn kiến thức quý báu mà không phải ai cũng có

được. Doanh nghiệp tiếp thu những kiến thức đó và áp dụng vào

bài giảng của mình sẽ đem đến chất lượng đào tạo thực tiễn nhất,

tốt nhất, hiệu quả nhất.

4. Hãy chắc chắn rằng khóa đào tạo sẽ được nhân viên áp dụngYếu tố giúp nhận biết khóa đào tạo có thành công hay không nằm

ở việc nhân viên áp dụng kiến thức học được vào công việc thực tế

như thế nào.

Để đạt được sự thành công của khóa đào tạo, ngoài việc chú ý vào

chất lượng nội dung, nhu cầu đào tạo, doanh nghiệp cần theo dõi

hoạt động của nhân viên trong công việc.

Những bài test vào cuối buổi đào tạo hoặc bất chợt cũng là điều

doanh nghiệp cần làm. Không những thế, những kết quả đạt được,

hiệu suất của nhân viên trong quá trình làm việc cũng là những yếu

tố giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác chất lượng đào tạo.

Nếu trường hợp hiệu suất làm việc của nhân viên vẫn như cũ hoặc

tệ hơn, doanh nghiệp cần thăm dò ý kiến nhân viên để có những sự

điều chỉnh và thay đổi phù hợp hơn trong tương lai.

Hy vọng, với 4 nguyên tắc vàng E-Learning này giúp Doanh nghiệ

có thể xây dựng một bài giảng hiệu quả.

1. Tìm hiểu nhu cầu đào tạo của nhân viênMột trong những sai lầm lớn nhất của các doanh nghiệp là không

tìm hiểu nhu cầu nhân viên là gì dẫn đến đào tạo sai mục đích.

Trước khi bắt đầu thiết kế nội dung đào tạo, doanh nghiệp cần

phân tích rõ vấn đề nhân viên đang mắc phải, những thiếu sót họ

cần cải thiện, những kĩ năng cần bổ sung.

Vì sao chúng ta cần làm như vậy?

Vì nếu không tìm hiểu rõ từ đầu, doanh nghiệp có thể tốn rất nhiều

thời gian và tiền bạc mà không mang lại kết quả như mong muốn.

Không những thế, đào tạo sai nhu cầu sẽ khiến nhân viên không

mấy hứng thú với những khóa đào tạo hiện tại cũng như tương lai.

Vì vậy doanh nghiệp cần nắm rõ nhu cầu nhân viên để thiết kế bài

giảng phù hợp. Một bài giảng không phải cứ dài là chất lượng, nó

cần phải đúng trọng tâm và đánh vào nhu cầu của nhân viên.

2. Đặt ra mục tiêu của bài giảngSau khi hiểu được nhu cầu của nhân viên, doanh nghiệp bắt đầu

xác định mục tiêu cụ thể của mỗi bài giảng. Mỗi bài giảng cần xác

định những yếu tố sau:

Nội dung cụ thể

Đối tượng tham gia

Hiệu quả sẽ ra sao?

Nhân viên áp dụng kiến thức vào công việc như thế nào?

Đặt mục tiêu cho bài giảng ngoài việc đáp ứng nhu cầu nhân viên,

nó còn giúp doanh nghiệp biết mình cần làm gì để thực hiện mục

tiêu đó. Đây là một trong những bước rất quan trọng trong việc thiết

kế bài giảng E-Learning. Nếu bỏ qua bước này, doanh nghiệp sẽ

DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING HIỆU QUẢQUY TẮC VÀNG ĐỂ04

Page 11: ebook dao tao va lam viec tu xa - vmptraining.com

10 VẤN ĐỀ CỦA ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾNHeidi Hayes Jacobs có câu: “Trainer cần tích hợp công nghệ vào đào tạo một cách nghiêm túc chứ không nên chỉ xem như tính năngbổ sung”. Đào tạo từ lâu đã không chỉ còn là giảng viên đứng lớp trực tiếp. Dựa vào hàng loạt lợi thế như chi phí thấp, thời gian linhđộng và không giới hạn khoảng cách địa lý, đào tạo trực tuyến đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Tuy nhiên, đào tạo trực tuyếnvẫn có nhiều vấn đề gây khó khăn trong quá trình thực thi tại Doanh nghiệp. Chúng ta hãy điểm qua 10 vấn đề phổ biến của đào tạotrực tuyến và đừng lo lắng, những bài viết tiếp theo sẽ có giải pháp kèm theo:

1. Thiếu sự kết nối và giảm động lực học viênMặc dù đào tạo trực tuyến có tính tiện lợi nhất định, nhiều chương

trình thất bại trong việc kết nối và duy trì động lực của học viên. Lý

do là khóa đào tạo sở hữu quá nhiều ký tự văn bản với hàng loạt

câu hỏi trắc nghiệm khiến học viên có cảm giác đang chỉ đọc sách

điện tử. Ví dụ điển hình là hình thức MOOCs (massive open online

courses – những khóa học trực tuyến lớn). Chỉ có 10% những người

đăng ký tham gia MOOCs là thực sự hoàn thành khóa đào tạo.

2. Không thể tương thích với thiết bịVấn đề về kỹ thuật là một trong những rào cản lớn nhất của đào

tạo trực tuyến. Rất thường xuyên, vấn đề tương thích với hệ thống

vận hành, browser hoặc điện thoại thông minh khiến khóa đào tạo

gặp trục trặc và Học viên không biết cách để tiếp tục.

3. Không đảm bảo tính trung thực của học viênĐiểm số là thước đo chuẩn mực để đánh giá chính xác mức độ

hiệu quả của khóa đào tạo. Vì vậy ở cuối mỗi buổi học, trainer sẽ

đưa ra những bài test để kiểm tra kiến thức của học viên. Tuy nhiên

điều bất cập ở đây là nhà đào tạo sẽ không thể nào biết được

người hoàn thành bài test có thực sự là học viên của mình hay

không. Điểm hạn chế này của E-Learning vô tình tạo ra lỗ hổng để

học viên có thể gian lận, dẫn đến hiệu quả đào tạo của buổi học

không đạt kết quả tốt.

4. Gây tính ì của học viênĐào tạo trực tuyến cho phép Học viên có được tính linh động. Họ

có thể đăng ký học bất cứ khi nào và ở đâu mà không có trợ ngại

gì về mặt vật lý. Tuy nhiên, tính linh động sẽ dễ dẫn đến sự ì. Thời

gian trôi qua dần và học viên vẫn chưa truy cập tham gia lớp đào

tạo. Thậm chí khi đăng ký rồi họ lại “bỏ cuộc” giữa chừng. Họ có

quá nhiều thời gian và tính linh động. Vì thế, học viên không bao giờ

thực sự tìm ra thời điểm để bắt đầu và hoàn thành bất cứ thứ gì.

5. Gia tăng sự cô đơn của học viênHọc viên đôi khi nản chí khi cảm nhận thấy sự cô đơn gia tăng, không

có Giảng viên đứng bên hoặc việc thảo luận với người khác rất bất

tiện. Trong thế giới trực tuyến, cho dù hiện đại đến mức nào, Học viên

cũng cần không gian vật lý để giải quyết các thắc mắc và luyện tập

với những công cụ có thực.

6. Thiếu hiệu quả do quá tập trung vào lý thuyếtKhoa học chứng minh một trong các cách hiệu quả nhất để ghi nhớ

là luyện tập những gì vừa học. Việc luyện tập giúp Học viên gợi lại và

thẩm thấu những kiến thức vừa được đào tạo. Tuy nhiên, rất nhiều

khóa đào tạo lại không được chú ý tới việc này và chỉ được tập trung

đơn thuần vào giảng dạy lý thuyết.

7. Thiếu hiệu quả do nội dung không chất lượngHọc viên rất có động lực, tên khóa đào tạo nghe có vẻ thú vị, mọi

người hứng thú tham gia chương trình… nhưng, chất lượng của nội

dung lại dưới mức trung bình. Một thế giới trực tuyến như hiện nay với

hàng loạt nền tảng như Wikipedia, Youtube, Google… nội dung khóa

đào tạo phải thực sự xuất sắc và ở mức chất lượng tốt nhất. Nếu

không, học viên rất có thể sẽ tự học trên mạng thay vì tham gia

chương trình đào tạo trực tuyến tại doanh nghiệp.

8. Không có ích đối với công tyĐôi khi, đào tạo trực tuyến có thể dễ dàng vượt qua tất cả các vấn

đề phía trên. Học viên tiếp cận chương trình mà không có bất kỳ vấn

đề kỹ thuật nào. Họ hoàn thành chương trình đúng deadline và sẵn

sàng để thực hành ngay. Tuy nhiên, liệu khóa đào tạo có ích đối với

công ty? Nó có cải thiện chất lượng nguồn nhân lực? Bạn có kết quả

sau đào tạo để nộp cho cấp trên? Rất nhiều chương trình đào tạo

thất bại bởi vì lý do đơn giản: không có ích đối với công ty.

9. Cập nhật nội dung bài giảng chậmỞ phương pháp truyền thống, mỗi khi mỗi khi chương trình đào tạo

và nội dung giảng dạy có sự thay đổi, các nhà đào tạo sẽ cập nhật

ngay lập tức để phổ cập cho học viên. Còn với phương pháp

E-Learning, mỗi khi nội dung giảng dạy có sự thay đổi, hệ thống cần

trải qua nhiều lần chỉnh sửa và xét duyệt, sau đó nhà đào tạo mới có

thể cập nhật chương trình mới cho học viên. Vì vậy tiến độ của

chương trình có phần chậm hơn các phương pháp khác.

10. Giảm sự nhiệt huyết của TrainerỞ các khóa đào tạo truyền thống, nhà đào tạo và học viên sẽ có cơ

hội tương tác trực tiếp lẫn nhau. Vì vậy sẽ tạo lên không khí lớp học

nhộn nhịp, kích thích tinh thần học tập của học viên cũng nhưng sự

nhiệt huyết giảng dạy của trainer. Tuy nhiên với E-Learning, giảng viên

không còn phải đứng lớp như trước nữa. Thay vào đó họ chỉ giảng

dạy một mình trước ống kính máy quay mà không có sự tương tác

trực tiếp của bất kì ai. Dần dần họ bắt đầu cảm thấy chán nản với

phương pháp này và chất lượng đào tạo cũng vì thế mà đi xuống.

10

Vấn đềĐào tạo trực tuyến

Page 12: ebook dao tao va lam viec tu xa - vmptraining.com

Theo Gilbert K. Chesterton: “Không phải họ không nhìn thấy giải pháp. Chỉ là họ không biết vấn đề thực sự đang nằm ở đâu”. Ở nhữngbài viết trước, chúng ta đã liệt kê các vấn đề của đào tạo trực tuyến. Và như đã hứa, bài viết này cung cấp 8 giải pháp dành riêngcho phụ trách đào tạo trong kỷ nguyên “trực tuyến”:

08 GIẢI PHÁP CHO ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN

1. Thêm yếu tố giải trí và cạnh tranhĐể đảm bảo Học viên không cảm thấy nhàm chán, hãy chọn các

chương trình liên kết với nhau về mặt nội dung và có yếu tố giải trí.

Hiện nay có rất nhiều nền tảng hỗ trợ tổ chức chương trình đào tạo

dưới dạng cuộc phiêu lưu, video, kể chuyện, mô hình hóa để tăng

tính giải trí.

Bạn có thể thêm vài sự khuyến khích sau khóa đào tạo như “chứng

chỉ” để tăng động lực học viên. Ngoài ra, xếp hạng, phân loại, giải

thưởng cho người chiến thắng có thể sẽ giúp ích. Đặc biệt, nếu áp

dụng linh hoạt, tỷ lệ hoàn thành khóa trực tuyến sẽ tăng và chất

lượng sau đào tạo cũng cải thiện.

2. Giữ mọi thứ thật đơn giản và toàn diệnKhi đối diện với thử thách về quá trình tích hợp giữa khóa đào tạo

và hệ thống vận hành, browser hoặc điện thoại thông minh, hãy giữ

mọi thứ thật đơn giản. Bạn nên chọn khóa đào tạo không yêu cầu

cao về bộ nhớ trong hoặc đường truyền internet. Đặc biệt lưu ý

chất lượng âm thanh (vấn đề hay bị lãng quên). Để an toàn, bạn

hãy thử nghiệm trên nhiều dòng điện thoại thông minh, browser và

hệ thống vận hành.

Thêm vào đó, hãy xây dựng trang hỗ trợ (help page) thật đơn giản

và toàn diện. Phần FAQ (Frequently Asked Questions: Các Câu

Thường Hỏi) và dịch vụ chăm sóc học viên cũng cần được xây

dựng chuẩn chỉ.

3. Quảng bá như thể một bộ phim HollywoodNếu bạn muốn Học viên thực sự chú ý đến chương trình đào tạo,

hãy vận hành kế hoạch ra mắt như 01 bộ phim Hollywood. Hãy tạo

ra một buổi thuyết trình tại phòng hội nghị lớn nhất kèm video giới

thiệu khóa đào tạo. Ngoài ra, bạn hãy tạo poster kèm dòng chữ

“sắp được ra mắt” sẽ kích thích sự thích thú của Học viên. Hãy chắn

chắn rằng bạn giải thích được cho Học viên lý do cần đăng ký học.

Ngoài ra, bạn có thể mời quản lý các cấp tham dự để thu hút cấp

dưới đăng ký theo.

4. Chia thành từng nội dung nhỏBạn hãy chia khóa đào tạo trực tuyến thành từng nội dung nhỏ. Lý

do là Học viên thường không kiên nhẫn nếu có lỗi phát sinh ở một

bài học dài. Ngoài ra, hãy tạo “deadline” hoàn thành cho từng bài

học. Nếu có sự trì trệ, hãy gửi thông báo cho Học viên nhằm mục

đích nhắc nhở.

5. Sử dụng thiết bị mô hình hóaHãy thiết kế ra khóa đào tạo có nội dung hữu ích và thực dụng. Bạn

hãy cho Học viên thấy khóa đào tạo sẽ cải thiện hiệu suất công việc

hàng ngày. Nếu thành công, Học viên sẽ sẵn sàng áp dụng tất cả

những gì được đào tạo vào công việc thực tế.

Bạn có thể sử dụng thiết bị mô hình hóa (simulator) để thực hiện các

khóa liên quan đến rủi ro an toàn (ví dụ: lái xe hoặc phẫu thuật). Các

mô hình này giúp tái hiện tình huống thật trong thế giới ảo để học

viên thực hành ở môi trường an toàn và kiểm soát được.

6. Chọn nội dung đào tạo phục vụ mục tiêu chung của công tyĐể khóa đào tạo có ích đối với công ty, bạn hãy lập kế hoạch trước

khi chạy. Bạn phải thực sự rõ ràng trong mục tiêu đào tạo và lý do tại

sao Học viên nên tham gia. Bạn hãy chọn nội dung đào tạo thực sự

đóng góp cho mục tiêu chung của công ty. Ví dụ: tăng doanh số,

cải thiện nhận thức của nhân viên hoặc nâng cấp hệ thống chăm

sóc khách hàng.

Ngoài ra, bạn cần đo lường hiệu quả đào tạo trước, trong vào sau

chương trình. Nếu bạn không đo lường, làm thế nào để biết khóa

đào tạo là thành công hay thất bại?

7. Tiến hành tổ chức thảo luận trực tuyếnNếu sự cô đơn của học viên là vấn đề, bạn có thể gia tăng tính

tương tác cá nhân ở thế giới trực tuyến. Cụ thể, bạn hãy tổ chức các

buổi webinar, làm việc nhóm hoặc diễn đàn để Học viên có thể

thảo luận và giải quyết thắc mắc. Việc thiết kế các giảng viên hỗ trợ

trực tuyến qua video (ví dụ: nền tảng Skype) là rất cần thiết.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phương thức đào tạo hỗn hợp

(Blended learning). Theo đó, bạn có thể thiết kế chương trình offline

để thảo luận, tranh luận, giải đáp giữa Học viên và Giảng viên.

8. Thiết kế nội dung thực hành ngay sau đào tạoTheo Tháp mức độ tiếp thu, học viên sẽ ghi nhớ được lên đến 75%

kiến thức sau đào tạo nếu được thực hành. Vì vậy, bạn hãy thiết kế

khung thời gian để học viên thực hành trước, trong và sau đào tạo.

Việc này không chỉ giúp bạn và học viên nhận thấy sự tiến bộ thông

qua chương trình, mà còn gia tăng động lực cho những khóa tiếp theo.

HOW TOGET BETTER

8 GIẢI PHÁP CHO ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN

Page 13: ebook dao tao va lam viec tu xa - vmptraining.com

1. Nghe (Lecture)Não bộ con người “rà” thông tin một cách có hệ thống. Nghiên cứu

đã chỉ ra bộ phận não bộ có chức năng nghe “bài giảng” sở hữu

kích thức nhỏ nhất. Theo đó, khả năng lưu giữ kiến thức cũng thấp

nhất. Hình thức nghe chỉ có khả năng lưu giữ kiến thức khoảng 5%

sau đào tạo.

2.Đọc (Reading)Tương tự chức năng nghe của não bộ, việc đọc “chữ” cũng có

hiệu quả ghi nhớ rất thấp. Tuy nhiên, việc đọc vẫn có hiệu quả cao

hơn nghe. Lý do là học viên có thể tưởng tượng tốt hơn trong quá

trình đọc. Hình thức đọc có khả năng lưu trữ kiến thức khoảng 10%

sau đào tạo.

3.Video (Audio)Tôi nhớ khuôn mặt bạn, chứ không phải tên của bạn. Thật vậy. Khi

chúng ta thử nghiệm lên chức năng lưu giữ hình ảnh của não bộ thì

hiệu quả cao hơn rõ rệt. Vì bộ phận lưu giữ hình ảnh tĩnh hoặc động

(Video) của não bộ lớn hơn nghe và đọc, nên có thể lưu trữ 20%

kiến thức.

4.Minh họa (Demonstration)Minh họa có thể bao gồm 02 cách: Xem giảng viên thực hiện thao

tác; Xem quy trình máy móc diễn ra.

Hình thức này hiệu quả hơn vì nếu học viên xem quy trình diễn ra,

dù giảng viên không nói câu nào, hiệu quả tiếp thu vẫn cao hơn.

Hình thức này có thể lưu giữ khoảng 30% kiến thức.

5.Thảo luận (Discussion Group)Đây là cấp độ đầu tiên của hình thức đào tạo chủ động tiếp thu.

Có nghĩa là học viên chủ động trong quá trình đào tạo. Học viên

thảo luận những gì vừa được đào tạo. Rõ ràng, khi được tương tác

với người khác, hiệu quả sẽ tăng vượt trội. Loại hình thảo luận có

thể lưu giữ khoảng 50% kiến thức.

6.Thực hành (Practice by Doing)Hãy nhớ lại lúc chúng ta học môn ngữ văn. Bài thơ nhà Đường học

mãi không thuộc nhưng lại “làu làu” một bản Rap với những từ rất

khó hiểu. Có nhiều yếu tố tác động nhưng mạnh nhất là chúng ta

hực sự muốn “nhẩm” bài Rap cho đến khi “hoàn hảo” trong suốt

những ngày liên tiếp. Đây là hiệu quả của thực hành, luyện tập và

lặp lại. Hình thức thực hành có thể lưu giữ 75% kiến thức sau đào tạo.

7.Dạy/Chia sẻ (Teach Others)Trước khi dạy lại cho người khác, học viên cần phải hiểu và sắp xếp

kiến thức thành một hệ thống. Theo đó, kết hợp với tương tác với

người khác lại tạo thành hiệu quả vượt trội. Quá trình Huấn luyện

(Coaching) lại áp dụng hình thức này rất hiệu quả. Theo đó, học

viên là người phát biểu và nói cho người huấn luyện nghe. Hình thức

dạy lại có thể lưu trữ kiến thức đến 90% sau đào tạo.

Tháp mức độ tiếp thu được phát triển vào năm 1960 bởi Viện phòng thí nghiệm đào tạo quốc gia tại Mỹ. Tháp này gồm 7 cấp độ chỉrõ tỷ lệ lưu giữ kiến thức sau đào tạo của học viên với 4 cấp độ đầu bị động và 3 cấp độ cuối là chủ động. Sau đây là 7 cấp độ từtrên xuống dưới theo sự gia tăng mức độ tối ưu hiệu quả đào tạo:

ỨNG DỤNG “THÁP MỨC ĐỘ TIẾP THU” ĐỂ TỐI ƯU HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO

NGHE

ĐỌC

VIDEO

MINH HỌA

THẢO LUẬN

THỰC HÀNH

DẠY/CHIA SẺ

5%

20%

50%

90%

10%

30%

75%

THÁP MỨC ĐỘ TIẾP THU

Page 14: ebook dao tao va lam viec tu xa - vmptraining.com

BLENDED LEARNING – GIẢI PHÁP TỐI ƯU HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO MỚI

1. Blended Learning là gì?Blended Learning là phương pháp giảng dạy kết hợp giữa phương

pháp truyền thống và phương pháp E-learning, đây là phương

pháp hiệu quả hơn các lớp học truyền thống hoặc online trực

tuyến. Học sinh vừa được giảng dạy trực tiếp trên lớp cũng như vừa

được giảng dạy trên Mobile Learning và Internet Learning.

Với phương pháp này, giảng viên sẽ hướng dẫn một phần và phần

còn lại sinh viên sẽ làm việc trực tuyến không có giảng viên, sinh

viên chủ động hơn và làm quen với khái niệm mới dễ dàng hơn

việc tiếp thu thụ động trên các lớp học truyền thống.

Phương pháp này là sự tiến bộ vượt bậc so với các phương pháp

truyền thống thông qua các đặc điểm sau:

Cách giảng dạy đổi mới, sáng tạo, cuốn hút hơn

Tăng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh

Hình thành cơ chế đánh giá và tổng kết cho học sinh và giáo viên

2. Điểm nổi bật của phương phápPhương pháp Blended Learning luôn tạo cho người học cảm giác

thoải mái và đa dạng trong giờ học, những lợi ích của phương

pháp có thể kể đến như:

Rút ngắn thời gian học trên lớp

Đảm bảo thời gian thực hành

Tập trung hoàn toàn vào bài giảng

Trọng tâm của phương pháp chính là học viên, mọi mong muốn và

quyết định của học sinh đều được tôn trọng. Blended Learning đề

cao tinh thần sáng tạo và tự giác bởi vì học viên sẽ tự học nhiều

hơn là được dạy qua phương pháp truyền thống.

Blended Learning được chia thành 6 mô hình giảng dạy tùy vào nhu

cầu và đặc điểm và nhu cầu của từng lớp:

Face-To-Face (giảng dạy trực tiếp): Mô hình này phụ hợp cho các

lớp đa dạng về trình độ. Những học viên ở trình những trình độ khác

nhau sẽ được giảng dạy theo những giáo trình khác nhau, hạn chế

sự nhàm chán trong lớp học.

Rotation Model (mô hình luân phiên): Đây là mô hình biến thể của

trạm học tập, học viên xoay luân phiên thời khóa biểu của các

môn học trực tuyến và trực diện với giáo viên. Mô hình này phù hợp

cho những học viên mạnh về mặt này nhưng yếu về mặt khác.

Flex (linh hoạt): Chương trình giảng dạy được phân phối hầu hết

bằng nền tảng kĩ thuật số, giảng viên đóng vai trò thảo luận và trực

tiếp hướng dẫn cho học viên. Mô hình này phù hợp với những người

không có nhiều thời gian để đến lớp.

Labs (phòng thực hành): Chương trình sẽ được giảng dạy trực tuyến

nhưng học viên sẽ tập trung học ở một địa điểm phù hợp, thường là

phòng thực hành.

Self-Blended (tự học): Ngoài những lớp học truyền thống, học sinh có

thể học thêm những khóa học trực tuyến để trau dồi thêm kiến thức.

Online Driver (học trực tuyến): toàn bộ khóa học sẽ được học viên

hoàn thành trên nền tảng online. Mô hình này phù hợp với những

người gặp trở ngại về khoảng cách, bệnh tật, hoặc một lý do nào

đó dẫn đến việc không thể đến lớp.

3. Điểm mạnhBlended Learning được nghiên cứu bởi Đại học Cambridge cho nên

đây là phương pháp mang lại nhiều lợi ích tốt cho việc giảng dạy,

các lợi ích có thể kể đến như sau:

Tiết kiệm thời gian

Tiết kiệm tiền bạc

Làm việc nhóm hiệu quả

Đánh giá năng lực và giao tiếp hiệu quả

Trong bối cảnh các lớp học thông thường đôi khi không thu hút và

khích lệ sự sáng tạo, hứng thú của học sinh thì phương pháp Blended

Learning được ra đời với sứ mệnh thay đổi điều đó, mang đến một

luồng gió mới trong giảng dạy.

4. Điểm yếuBlended Learning phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật – công cụ, những

công cụ này đòi hỏi phải có kĩ năng để sử dụng. Rào cản về CNTT

có thể gây những trở ngại cho người học nói chung và người lớn tuổi

nói riêng trong việc truy cập tài liệu, nội dung khóa học. Phương pháp

này còn làm giảm sự tương tác và học hỏi với bạn bè, làm giảm sự

say mê khi không có người giảng dạy trực tiếp. Không những thế,

quản lý trong môi trường trực tuyến có phần khó khăn và phức tạp

hơn, các vấn đề liên quan đến bản quyền và sở hữu trí tuệ cũng là

vấn nạn nan giải.

Xem thêm:

BLENDED LEARNINGBLENDED LEARNING

CLASSROOM TRAINING E-LEARNING

Page 15: ebook dao tao va lam viec tu xa - vmptraining.com

https://vmptraining.com/lien-he/

VMP [email protected] Nguyễn Đình Chiểu, Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Đăng ký tư vấn miễn phí: TẠI ĐÂY

ACADEMY

® VMP