Cá Nhám Voi bắt được tại Bình Định được đưa về …€¦ · Web viewCá Nhám...

2
Cá Nhám Voi bắt được tại Bình Định được đưa về làm tiêu bản tại Bảo Tàng Hải dương học Cá Nhám Voi (tên tiếng Anh- Whale shark), tên khoa học (Rhincodon typus Smith,1829) thuộc họ cá Nhám Voi (Rhincodontidae), bộ cá Nhám Râu (Orectolobiformes), phân lớp cá Mang Tấm (Elasmobranchi), lớp Cá Sụn (Chondrichthyes). Viện Hải Dương học đã mua Cá Nhám Voi bắt được tại Bình Định Ngày 10 tháng 8 năm 2010 đưa về làm tiêu bản tại Bảo Tàng Hải dương học. Con cá này do ngư dân Nguyễn Văn Hùng, Hà Thanh, TP Quy Nhơn (Bình Định), chủ tàu đánh cá số hiệu BĐ-10916 TS đánh bằng nghề giã cào ở tại vùng bãi Hải Giang, cách bờ hai hải lý và được kéo vào cảng cá Hàm Tử (TP Quy Nhơn). Cá bắt được ước tính nặng khoảng 1,5 tấn, dài hơn 5m. Có đặc điểm là thân rất lớn, đầu dẹp bằng, đuôi nhỏ, trên lưng có một gờ da chạy từ đầu đến vây lưng thứ nhất. Bên hông có hai gờ da chạy từ khe mang thứ nhất về sau. Lỗ Mũi rất rộng nằm ngang. Miệng rất rộng, cung miệng lớn. Răng nhỏ, hình dùi, sắp thành dãy. Lưng và trên hông có màu nâu, có nhiều chấm trắng phân bố khắp thân, ở phía đầu và mặt trên vây ngực chấm trắng nhỏ phân bố dày. Mỗi bên thân có khoảng 30 vệt ngang màu trắng phân bố từ đầu đến đuôi. Các nhám voi là loài ăn lọc, thức ăn chủ yếu là động vật phù du như giáp xác nhỏ (moi, ruốc..), các loại mực và cá nhỏ như cá cơm, cá trích con. Cá Nhám Voi là loài sống ở vùng nước biển khơi ở Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, thường bơi vào ven bờ kiếm mồi. Ở Việt Nam, vùng phân bố chủ yếu của loài cá này là ở Vịnh

Transcript of Cá Nhám Voi bắt được tại Bình Định được đưa về …€¦ · Web viewCá Nhám...

Cá Nhám Voi bắt được tại Bình Định được đưa về làm tiêu bản tại Bảo Tàng Hải dương học

Cá Nhám Voi (tên tiếng Anh- Whale shark), tên khoa học (Rhincodon typus Smith,1829) thuộc họ cá Nhám Voi (Rhincodontidae), bộ cá Nhám Râu (Orectolobiformes), phân lớp cá Mang Tấm (Elasmobranchi), lớp Cá Sụn (Chondrichthyes).

Viện Hải Dương học đã mua Cá Nhám Voi bắt được tại Bình Định Ngày 10 tháng 8 năm 2010 đưa về làm tiêu bản tại Bảo Tàng Hải dương học. Con cá này do ngư dân Nguyễn Văn Hùng, Hà Thanh, TP Quy Nhơn (Bình Định), chủ tàu đánh cá số hiệu BĐ-10916 TS đánh bằng nghề giã cào ở tại vùng bãi Hải Giang, cách bờ hai hải lý và được kéo vào cảng cá Hàm Tử (TP Quy Nhơn).

Cá bắt được ước tính nặng khoảng 1,5 tấn, dài hơn 5m. Có đặc điểm là thân rất lớn, đầu dẹp bằng, đuôi nhỏ, trên lưng có một gờ da chạy từ đầu đến vây lưng thứ nhất. Bên hông có hai gờ da chạy từ khe mang thứ nhất về sau. Lỗ Mũi rất rộng nằm ngang. Miệng rất rộng, cung miệng lớn. Răng nhỏ, hình dùi, sắp thành dãy. Lưng và trên hông có màu nâu, có nhiều chấm trắng phân bố khắp thân, ở phía đầu và mặt trên vây ngực chấm trắng nhỏ phân bố dày. Mỗi bên thân có khoảng 30 vệt ngang màu trắng phân bố từ đầu đến đuôi.

Các nhám voi là loài ăn lọc, thức ăn chủ yếu là động vật phù du như giáp xác nhỏ (moi, ruốc..), các loại mực và cá nhỏ như cá cơm, cá trích con. Cá Nhám Voi là loài sống ở vùng nước biển khơi ở Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, thường bơi vào ven bờ kiếm mồi. Ở Việt Nam, vùng phân bố chủ yếu của loài cá này là ở Vịnh Bắc Bộ, Biển Đông và vùng biển Tây Nam. Cá Nhám Voi là loài có kích thước lớn (lớn nhất trong lớp Cá Sụn, chiều dài có thể lên đến 18m) nhưng ôn hòa, không nguy hại cho con người. Cá Nhám Voi là nguồn gen quí, cần được bảo vệ, đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam năm 1992 và 2000. Quyết định số 82/2008/QĐ -BNN của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã đưa loài này vào danh sách các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng rất lớn (Endangered-EN). Tổ chức Bảo Tồn Thiên Nhiên Thế Giới (IUCN) đã đưa loài này vào mức sẽ nguy cấp (Vulnerable-VU).

Cá Nhám Voi đang được giải phẩu để làm tiêu bản

 Tin và ảnh: Võ Văn Quang và Bùi Quang Nghị Viện Hải Dương Học